Bí ẩn kim tự tháp

(Ảnh: deviantart.com)
Kim tự tháp, những kiến trúc bí ẩn có trên khắp hành tinh của chúng ta, ngay cả ở những nơi xa xôi nhất của thế giới. Chúng là những công trình khổng lồ thậm chí có khả năng thách thức trình độ kỹ thuật hiện đại ngày nay. Những khối đá lớn có trọng lượng vài tấn đã tạo nên những công trình phi thường, gây ngạc nhiên cho các nhà khoa học, kỹ sư và nhà khảo cổ.
Từ cấu trúc của Babylon cổ đại cho đến các ngôi chùa của Vương quốc Kush, những kim tự tháp có niên đại khoảng 3000 năm TCN tồn tại khắp nơi trên thế giới với cấu trúc lạ thường đủ hình dạng và kích cỡ. Tại Mexico, bạn có thể thấy những kim tự tháp tròn hay kim tự tháp với góc bo tròn, và kim tự tháp bậc thang rất cao có thể thấy ở Ấn Độ. Tất cả những kim tự tháp này lại có hình dáng tương tự như một số kim tự tháp ở Trung Mỹ. Cơ bản là các kim tự tháp trên khắp thế giới có hình dạng tương đồng, nếu không nói là giống hệt nhau.
Kim tự tháp hình tròn ở di chỉ khảo cổ Guachimontones, Mexico.
Kim tự tháp hình tròn ở di chỉ khảo cổ Guachimontones, Mexico.
Kim tự tháp bậc thang rất cao ở Ấn Độ. (Indtravel)
Kim tự tháp bậc thang rất cao ở Ấn Độ. (Indtravel)
Thú vị thay, nếu hiện nay bạn muốn xây dựng một kiến trúc cao lớn và vững chắc, thì kiến trúc “kim tự tháp” là một sự lựa chọn hoàn hảo, vì nó có cấu trúc vững chắc khi xây dựng lên cao.
Ở châu Á, chúng ta có thể tìm thấy hơn 250 kim tự tháp ở tỉnh Thiểm Tây nằm ở vùng trung tâm Trung Quốc. Chúng ta có thể tìm thấy hơn 150 kim tự tháp ở Ai Cập, và nếu bạn đi đến đảo Mauritius, quần đảo Carany, bắc Sudan, bạn cũng sẽ thấy loại kiến trúc hình chóp tứ diện này. Trong khi đó, tại Peru người ta phát hiện ra khoảng 300 kim tự tháp, rồi một vài kim tự tháp ở Bolivia; tức là trên tổng thể chúng ta có thể tìm thấy hơn 10.000 kim tự tháp chỉ tính riêng trong lục địa châu Mỹ.
Điều này khiến người ta đặt ra câu hỏi, động lực nào đã khiến các nền văn minh cổ đại xây dựng những cấu trúc đáng kinh ngạc này từ Trung Mỹ, châu Phi cho đến châu Á? Và làm thế nào chúng lại rất tương đồng về cấu trúc và kích cỡ, nếu những nền văn minh này không thể giao tiếp với nhau vào thời điểm đó?
 Vậy chúng ta giải thích hiện tượng này như thế nào? Những nền văn minh đã trải dài trên khắp hành tinh chúng ta, vậy kiến thức toán học và kỹ thuật đến từ đâu? Bởi vì để xây dựng những công trình như vậy đòi hỏi kiến thức trong tất cả các lĩnh vực thiên văn học, địa lý, toán học, cơ khí, địa chất…
Kim tự tháp của người Maya
 Vậy chúng ta giải thích hiện tượng này như thế nào? Những nền văn minh đã trải dài trên khắp hành tinh chúng ta, vậy kiến thức toán học và kỹ thuật đến từ đâu? Bởi vì để xây dựng những công trình như vậy đòi hỏi kiến thức trong tất cả các lĩnh vực thiên văn học, địa lý, toán học, cơ khí, địa chất…
Sự tương đồng kì lạ
Một trong những câu hỏi làm đau đầu các chuyên gia trong lĩnh vực này là: nếu không có sự “giao tiếp qua lại” thì làm sao những nền văn minh này lại có thể xây dựng những kiến trúc tương tự nhau như vậy? Làm thế nào mà đền Candi Sukuh ở Indonesia lại có một số điểm tương đồng với những kim tự tháp tại Chichen Itza ở Mexico, dù hai địa điểm cách xa nhau cả nửa vòng Trái Đất. Và những tòa kim tự tháp này không phải là trường hợp duy nhất có chung lối kiến trúc xây dựng.

Nếu không có sự “giao tiếp qua lại” thì làm sao những nền văn minh này lại có thể xây dựng những kiến trúc tương tự nhau như vậy?

Khi chúng ta nhìn lại đền thờ thần Shiva  Campuchia, Châu Á và sau đó so sánh với ngôi đền của người Maya ở Tikal, Guatemala, Châu Mỹ bạn có thể thấy RÕ RÀNG sự giống nhau trong cấu trúc xây dựng của chúng. Làm sao điều này có thể xảy ra? Phải chăng đây chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi có đến vài đền thờ và công trình trên khắp thế giới với cấu trúc tương đồng nhưng lại cách xa nhau cả nghìn km?
Sự tương đồng kì lạ
Khi chúng ta so sánh hai đền thờ này, chúng ta không chỉ đề cập đến một hoặc hai yếu tố tương đồng, mà đang nói đến sự giống nhau của toàn bộ công trình từ hình dạng, yếu tố thiết kế, chiều cao và diện tích. Hai đền thờ này đều có cầu thang ở chính giữa, cửa vào bên trong ở trên đỉnh tháp, và các khối đá được xây chồng dần lên cao. Điều này thật sự rất đáng kinh ngạc và không thể nào chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Tất cả những nền văn minh này hẳn phải học phương pháp xây dựng từ cùng một “giáo viên”, một nguồn kiến thức chung đã được truyền xuống cho con ngưởi ở Guatemala và ở Campuchia.
Hiện tượng kim tự tháp này có vẻ như có mặt ở mọi nơi và tất cả chúng đều có cùng thiết kế, cấu trúc hình học, và thậm chí thường có cùng hệ thống đo lường.

Tất cả những nền văn minh này hẳn phải học phương pháp xây dựng từ cùng một “giáo viên”, một nguồn kiến thức chung đã được truyền xuống cho con ngưởi ở Guatemala và ở Campuchia.

Có lẽ một trong những kim tự tháp nổi tiếng nhất trên thế giới nằm ở Ai Cập. Tọa lạc ngay bên ngoài thành phố Cairo là Đại kim tự tháp Giza, có niên đại, 4.500 năm tuổi, và đây là công trình nhân tạo cao nhất và ấn tượng nhất trên Trái Đất, nhưng cách thức và lý do xây dựng kim tự tháp này vẫn còn là bí ẩn cho đến tận ngày nay.
Đây là công trình với chiều cao 146 m, trải dài một vùng diện tích 52609 m2 . Kim tự tháp này cấu thành từ hai triệu rưỡi khối đá, và những khối nặng nhất lên đến 70 tấn. Chúng ta đã biết rằng những người nhân công đã khai thác và vận chuyển hàng nghìn tấn đá granit từ cách nơi xây dựng hơn 800 km.
Đây là một công trình đáng kinh ngạc và điều làm các nhà khảo cổ và kỹ sư cảm thấy hứng thú nhất chính là quy mô của dự án này: Tại sao cần sử dụng đến 2,5 triệu khối đá với tổng khối lượng lên đến hơn 6 triệu tấn?
Các nhà khảo cổ cho rằng Đại Kim tự tháp Giza được xây dựng vào khoảng năm 2500 TCN làm lăng mộ cho Pha-ra-ông Khufu, nhưng tuyên bố này vẫn chưa được chứng minh, và mục đích xây dựng công trình này vẫn còn đang được tranh luận sôi nổi. Ngày nay, chúng ta được dạy rằng Đại Kim tự tháp Giza là lăng mộ của vua pha-ra-ông nhưng trên thực tế người ta chưa tìm thấy bất kỳ thi thể nào trong kim tự tháp này,nên đây là điều gây tranh cãi.
Góc chụp tại đúng thời điểm với độ sáng phù hợp cho thấy kim tự tháp này là những khối 8 mặt chứ không phải 4 mặt như thường nhìn thấy. (Ancient Code)
Cả người Maya  người Ai Cập đều có truyền thuyết nói rằng, các vị thần đã hạ thế và hướng dẫn họ xây dựng những công trình kim tự tháp hùng vĩ này. Với người Ai Cập cổ đại, Thần Thoth nổi danh là Kiến trúc sư Vũ trụ, và ông được cho là người thiết kế nên toàn bộ quần thể phức hợp Đại Kim tự tháp Giza. Imhotep, người chịu trách nhiệm xây dựng Kim tự tháp đầu tiên, thực sự từng nói rằng ông đã nhận được chỉ dẫn của các vị thần.

Cả người Maya và người Ai Cập đều có truyền thuyết nói rằng, các vị thần đã hạ thế và hướng dẫn họ xây dựng những công trình kim tự tháp hùng vĩ này.

Năm 1940, một phi công của Anh đã chụp hình được một trong những đặc điểm độc đáo nhất của Đại Kim tự tháp Giza ở Ai Cập. Bức ảnh cho thấy kim tự tháp thực sự có tám mặt chứ không phải bốn. Hiện tượng này chỉ có thể phát hiện vào lúc bình minh hay hoàng hôn tại, thời điểm xuân phân hay thu phân, khi mặt trời ngả bóng trên Kim tự tháp làm lộ rõ tám mặt, do cấu trúc bề mặt hơi lõm xuống, và hiện tượng này chỉ có thể được phát hiện từ trên không: bạn sẽ không thể nhận ra tính chất này của Đại kim tự tháp Giza từ dưới mặt đất. Điều thú vị ở đây là người kiến tạo ra các đặc điểm này phải có kiến thức hoàn hảo về chu kỳ mặt trời, vốn là một kiến thức cao cấp trong toán học.
Theo các nhà khảo cổ, Đại Kim tự tháp được xây dựng ở trên nơi được coi là trung tâm của tất cả các lục địa trên Trái đất. Quần thể kiến trúc khổng lồ này cũng được sắp gần như thẳng hàng với cực bắc. Chúng ta biết rằng bên trong kim tự tháp, có những đường hầm nhỏ đươc sắp thẳng hàng với hai chòm sao đặc biệt là Orion và sao Sirius. Bốn đường hầm này không chỉ được sắp thẳng hàng trên trục bắc nam, mà một đường hầm còn trực tiếp chỉ thẳng đến hướng Đai lưng của chòm sao Orion.

Ngoài ra chúng ta còn có hai khu phức hợp Kim tự tháp ấn tượng và thực sự thú vị khác, là Teotihuacan và Giza. Khu phức hợp Teotihuacan có bố cục được thiết kế đặc thù nhằm phản ảnh hệ Mặt trời, bao gồm Kim tự tháp Mặt Trời, Đền Mặt Trăng, và Kim tự tháp Thần Rắn Quetzalcoatl.
Tuy nhiên chúng ta cũng biết rằng 3 kim tự tháp này vừa hay lại cũng có vị trí tương thích với đai lưng của chòm sao Orion. Ba kim tự tháp trên cao nguyên Giza cũng có cách bố trí tương tự. Tại sao dù cách xa nhau về vị trí địa lý, nhưng hai khu phức hợp này lại có cùng ý tưởng về việc bố trí các công trình đền tháp tương tự nhau đến vậy?
Cách bố trí các quần thể kiến trúc trên Trái Đất được cho là tương hợp với các vị trí của các ngôi sao trong Đai lưng Orion.
Nền văn minh Maya cũng không ngoại lệ, họ xây dựng hàng trăm nghìn Kim tự tháp khắp Trung Mỹ, và nhiều cái được bố trí để phản chiếu một số chòm sao trên bầu trời, nổi tiếng nhất là chòm sao Orion, nhưng cũng có rất nhiều chòm sao khác được “phản chiếu”, giống như câu nói “Trên sao, dưới vậy”.
Điều này khiến người ta nghĩ đến việc các kim tự tháp được thiết kế từ trên cao, bởi vì nếu chỉ nhìn từ mặt đất, con người rất khó để xác định vị trí chính xác và tương ứng hoàn hảo đến vậy.
Quá nhiều bí ẩn xoay quanh các kim tự tháp này, và chúng ta cần phải tiếp cận chúng bằng một góc nhìn khác biệt để có thể hiểu điều gì đang thật sự diễn ra. Với rất nhiều các gợi ý mà những nền văn minh cổ đại đã lưu lại cho chúng ta, chúng ta cần phải bỏ đi các phương pháp truyền thống, và cởi mở tiếp nhận các thông tin mới và các phương pháp mới. Chúng ta không cần ai đó giải thích về ý nghĩa của các kim tự tháp theo khảo cổ và khoa học, mà chỉ cần quan sát các bằng chứng và diễn giải nó theo cách hiểu của chúng ta, vậy là đủ rồi.
Ngôi đền Borobudur trên đảo Java là di tích Phật giáo lớn nhất thế giới. Được xây dựng trong suốt thế kỷ thứ 8 và 9, cấu trúc tôn giáo này là một ví dụ khác của kim tự tháp, với một nền rộng và các gò phân tầng
 Đền Borobudur được biết đến là một lăng mộ, nhưng cũng là một địa điểm hành hương. Các tín đồ sẽ bắt đầu từ dưới đáy lên trên đỉnh. Đền Borobudur được xây theo theo kiến trúc ba tầng.
  • Tầng thứ nhất là một kiến trúc hình chóp gồm 5 thềm hình vuông.
  • Tầng thứ hai có hình nón gồm ba thềm tròn đồng tâm.
  • Tầng thứ ba là một bảo tháp hoành tráng nằm ở đỉnh.
Thiết kế phức tạp này cuốn hút các học giả, đặc biệt khi nhìn từ trên không trung, đền Borobudur không thật sự giống một kim tự tháp, nhưng nó là một kim tự tháp dạng bậc thang.
Tầng trên cùng của Kim tự tháp lạ thường này có 72 cấu trúc hình chuông được gọi là “tháp”, trong mỗi tháp có một bức tượng Phật ngồi. Chúng được xem như quả trứng hoàn cầu, hay trung tâm của sự thay đổi. Một điều khó có thể tin khác là, ở Ấn Độ “bảo tháp” được gọi là Sicarra, trong khi từ này trong tiếng Ai Cập có nghĩa là kim tự tháp bậc thang, hay bậc thang đến Thiên đường. Một lần nữa chúng ta lại thấy rất nhiều sự tương đồng giữa các nền văn minh cổ đại, khiến chúng ta phải tự hỏi phải chăng hai nền văn minh này đang tuân theo một bộ phương pháp xây dựng tương đồng.
Kim tự tháp màu trắng khổng lồ ở Trung Quốc
Năm 1947, trong khi đang bay cách thành phố Tây An 40 dặm (64km) về phía tây nam, Thượng tá Maurice Sheahan đã phát hiện một gò đất khổng lồ bí ẩn bị cô lập ở Đồng bằng Tần Xuyên. Chỉ trong vài ngày, Sheahan đã báo cáo trường hợp này với tờ New York Times, mô tả cái ông tin là một Kim tự tháp khổng lồ ở Trung Quốc dường như còn lớn hơn Đại Kim tự tháp Giza ở Ai Cập.
Kể từ khi câu chuyện được lan truyền, 37 gò đất nhỏ hình kim tự tháp đã được phát hiện ở Trung Quốc, bao gồm cả lăng mộ Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Truong Quốc, nơi hàng ngàn bức tượng chiến binh đất nung được chôn cất trong thế kỷ thứ 3 TCN.
Các nhà khảo cổ và khoa học gia nhìn nhận các đồi núi nhỏ này chỉ đơn giản là mộ phần của các Hoàng đế Trung Hoa đầu tiên, nhưng một số nhà nghiên cứu tin rằng đây thực chất là các kim tự tháp nhưng đã bị chính quyền Trung Quốc che giấu.
kim tu thap mau trang, kim tự tháp màu trắng
Chính phủ trồng cây trên các “ngọn đồi” để che giấu những công trình kim tự tháp tuyệt đẹp?
Walter Hain, một tác giả chuyên viết về các đề tài khoa học, đã tường thuật lại trên website của ông về câu chuyện Gaussmam lần đầu tiên nhìn thấy kim tự tháp tại Trung Quốc: “Tôi nghiêng cánh để tránh một ngọn núi và chúng tôi tiếp cận một thung lũng bằng phẳng. Ngay bên dưới là một kim tự tháp khổng lồ màu trắng. Nó trông giống như đến từ truyện cổ tích.
“Kim tự tháp phủ lên mình màu trắng lung linh. Đó có thể là kim loại hay một loại đá nào đó. Màu trắng tinh khiết xuất hiện trên tất cả các mặt. Điều đáng chú ý là khối đá trên đỉnh, một mảnh chất liệu tựa ngọc lớn mà có thể là pha lê. Mặc dù rất muốn nhưng chúng tôi không có cách nào hạ cánh. Chúng tôi cảm thấy rất chấn động trước quy mô hoành tráng của nó”.
Câu chuyện này sau đó đã được tờ New York Times lựa chọn, tờ báo đã viết một bài về kim tự tháp vào ngày 28/3/1947. Giám đốc hãng Hàng Không Hoàn Cầu của Mỹ, ông Far Eastern đã có buổi phỏng vấn Đại tá Colonel Maurice Sheahan, nói về việc ông đã nhìn thấy một Kim tự tháp khổng lồ cách 40 dặm về phía tây nam của Tây An. Hai ngày sau khi báo cáo, tờ báo cũng đăng một bức ảnh, ghi tên tác giả Gaussman.
Ảnh kim tự tháp tại Trung Quốc đăng trên tờ New York Times, số ra ngày 30/5/1947, ghi tên tác giả là James Gaussman. (Nguồn: Ancient Origins)
Ảnh kim tự tháp tại Trung Quốc đăng trên tờ New York Times, số ra ngày 30/5/1947, ghi tên tác giả là James Gaussman. (Nguồn: Ancient Origins)
Trong những năm 1940 và 1950, các bức ảnh chụp kim tự tháp có rất nhiều và chúng ta nhìn thấy hình ảnh các kim tự tháp rất rõ ràng, nhưng vào những năm 1970 và 1980, chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh trồng cây lên những kim tự tháp này để che giấu những công trình ngoạn mục như vậy khỏi tầm mắt của công chúng. Phải chăng có tồn tại mật mã trong các kim tự tháp của Trung Quốc? Phải chăng chính phủ chỉ đơn giản là không muốn công khai nó ra? Hay phải chăng khoa học truyền thống cũng đang cố che giấu một số sự thật ra khỏi tầm mắt của công chúng?
Khoa học truyền thống gần như là một hệ thống khép kín. Trong khoa học truyền thống, hệ tư tưởng có cấu trúc khá cứng nhắc, và bất cứ điều gì không phù hợp với hệ tư tưởng đó sẽ bị phủ nhận, giống như trong tôn giáo hiện nay. Bất cứ điều gì không phù hợp với hệ tư tưởng sẽ bị chối bỏ và che giấu khỏi cặp mắt tò mò của công chúng. Điều này được gọi là vùng cấm của khảo cổ học.
Kim tự tháp được xây dựng ngày nay
Nhiều người không biết rằng có những kim tự tháp lớn và hiện đại ở Nga và Ukraine. Khoảng năm 1989, Alexander Golod ở Moscow tin rằng các kim tự tháp tạo ra trường năng lượng lớn có thể tác động đến cả các vật liệu sinh học và phi sinh học.
Trong mười năm qua, các nhà khoa học Nga đã nghiên cứu chuyên sâu về các nguồn năng lượng của kim tự tháp. Họ đã chỉ ra rằng nếu bỏ các vật thể vào bên trong kim tự tháp, thì bằng cách nào đó nó có thể giúp kích thích tăng trưởng, tăng cường sức khỏe và tuổi thọ vật thể này. Họ đã phát hiện ra rằng nếu sau khi uống thuốc kháng sinh, và bạn sống trong kim tự tháp trong khoảng 29 ngày, thì hoạt lực của kháng sinh sẽ được tăng lên hàng nghìn lần.
Người ta đã ghi nhận được sự tồn tại của trường năng lượng này. Không quân Nga nhận thấy có một trường năng lượng lớn hiển thị trên radar của họ, cao khoảng một dặm, phóng ra phía trên kim tự tháp lớn của Golod tại Moscow.
Liệu hiện tượng này có thể là thật? Liệu kim tự tháp thực sự có khả năng thay đổi sự sống theo cách mà các nhà khoa học Nga tuyên bố ngày nay? Và có thể nào những nền văn minh cổ đại trong quá khứ đã biết về những nguồn năng lượng này? Có phải vì vậy mà chúng ta tìm thấy rất nhiều Kim tự tháp trên khắp thế giới hay không?
Bố cục vị trí của các kim tự tháp là vô cùng thú vị, bởi vì nó dường như được đặt tại những nơi phát ra năng lượng.
Từ “kim tự tháp” xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ, có nghĩa là “lửa tại trung tâm”. Người Hy Lạp cổ đại nghĩ rằng dạng hình học của các Kim tự tháp sẽ giúp tập trung năng lượng vũ trụ, và các kim tự tháp khắp nơi trên thế giới là một dạng thức của các cỗ máy thu thập năng lượng.
Trên thực tế, có hàng nghìn kim tự tháp trên khắp hành tinh của chúng ta, và chúng giống nhau từ thiết kế cho đến tính chất. Vai trờ của các kim tự tháp ở Ai Cập là rất giống với các kim tự tháp ở bán đảo Yucatan và ở trung tâm Mexico. Tuy vậy con người ngày nay vẫn rất mơ hồ về sự tồn tại của chúng. Có lẽ khi khoa học phát triển hơn, người ta sẽ lý giải được mối liên hệ giữa các kim tự tháp khắp nơi trên thế giới.
Tác giả: Ivan Petricevic, Ancient Code
Tham khảo bản dịch từ Tinh Hoa net.

Chia sẻ bài viết

Đăng ký nhận bài mới qua email:


Xem thêm

Bài trước
« Prev Post
Bài sau
Next Post »