Lịch sử đông y Nhật Bản và cuốn sách tập hợp 206 bài thuốc cổ truyền của nước Nhật.

lịch sử đông y nhật bản và cuốn sách tập hợp 206 bài thuốc cổ truyền nước nhật
Y học cổ truyền Nhật bản được gọi là "Kampo", có nguồn gốc từ y học cổ truyền Trung quốc. Khi được truyền bá vào Nhật bản(khoảng thế kỉ thứ 7 đến thế kỉ thứ 9), do sự khác nhau về văn hóa, phong tục, lối sống nên đã có những khác biệt về lý luận và thực hành cùng với các phương pháp chăm sóc sức khỏe khác. Những bài thuốc và cách bào chế thuốc chữa bệnh thể hiện nét đặc trưng của nền y học Nhật bản.

lịch sử đông y nhật bản và cuốn sách tập hợp 206 bài thuốc cổ truyền nước nhật
Bìa sách 206 bài thuốc cổ truyền nước Nhật
Nền Y học cổ truyền Nhật bản đầu tiên được gọi là “Hanuibang(漢 醫方)” từ tiếng Hàn Quốc. Vào khoảng thế kỉ 15, khi những người trong hoàng tộc của Nhật bị bệnh thì họ đã mời các bác sĩ từ Silla, Baekjae ... đến để chữa bệnh. Có một trường hợp được ghi lại trong lịch sử kể lại rằng Pa-jin Kim và Gi-mu Han những thầy thuốc từ Silla đã được mời đến Nhật để chữa trị cho Vua Ingyo của Nhật. Từ đấy, những bác sĩ khác từ Baekjae đã truyền bá kinh nghiệm chữa bệnh cho người Nhật bản.

Người ta cho rằng, người đầu truyền bá Y học cổ truyền Trung quốc tới Nhật bản tên là Ji-Chong, ông tới nước Nhật du lịch và mang theo 160 quyển sách về y học cổ truyền, thảo dược, châm cứu, v..v. Từ đó,  y học Trung quốc đã ồ ạt tràn vào Nhật Bản. Những thầy thuốc Nhật,  bằng kinh nghiệm của bản thân họ cùng với thu thập thêm các tài liệu y học Trung Quốc đã tự xuất bản các ấn phẩm về y học gồm có 'Tonishou' và 'Mananpou' .

Tahiro Sanki sau khi sang Trung quốc học tập về ( triều đại nhà Minh),  ông là người ủng hộ lý thuyết "Trị liệu phải dựa vào việc khai thác các triệu chứng".  Việc chẩn đoán phải dựa trên các học thuyết cơ bản về Âm dương ngũ hành, Bổ - Tả, Khí - Huyết, Hàn - Nhiệt v..v. Học trò của Tahiro Sanki là Manase Dohsan đã viết cuốn sách "Keitekiin" với những mở rộng và cập nhật về lý luận. Do lý luận của Tahiro Sanki bắt nguồn từ triều đại Jin, Yuan và Minh nên ông và các học trò gọi đây là "the Afterages School".

Sau này, nhiều người phản bác học thuyết của Tahiro Sanki trong nhiều lĩnh vực thuộc  y học cổ truyền tại Nhật Bản. Kết quả xuất hiện trường "the Ancient Prescription Restoration School". Tại đây, học sinh chỉ được dạy những phương thuốc đã ghi lại trong "Sanhallon". Kể từ thời điểm đó, lý luận  về y học cổ truyền Trung Quốc được truyền bá sang Nhật trước đó đã pha trộn, lồng ghép cùng với những học thuyết của người Nhật Bản. Học thuyết Âm dương ngũ hành và Jang bu Gyeongmaek được trộn lẫn với nhau. Trường "The Eclectic School"  theo trường phái này.


Chia sẻ bài viết

Đăng ký nhận bài mới qua email:


Xem thêm

Bài trước
« Prev Post
Bài sau
Next Post »